Tôi không thể quên một câu chuyện từng gặp: Một bà mẹ trẻ lo lắng đưa đứa con 5 tháng tuổi đến bệnh viện trong tình trạng đứa con lên cơn co giật. Diễn biến bệnh lý của đứa bé trong 1 tuần trở lại đây thường xuyên bị táo bón kéo dài, hô hấp khó khăn và đến hôm nay, đứa bé bất ngờ bị co giật.

Sau khi thăm khám, kết luận của bác sỹ khiến mọi người rất bất ngờ: Nguyên nhân gây ra bệnh trên của trẻ là do mẹ bé thường xuyên đánh tưa lưỡi bằng mật ong.
Theo bác sĩ Hà Thị Loan, Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong mật ong có nhiều độc tố botulium, nếu ngộ độc nặng có thể tử vong. Trẻ dưới một tuổi (đặc biệt dưới 6 tháng) có nguy cơ ngộ độc cao với độc tố này, do vậy không được cho bé dùng mật ong cũng như đánh tưa bằng mật ong.
Vậy làm thế nào để có thể tưa lưỡi cho trẻ một cách an toàn và giúp bé phòng tránh được các bệnh về răng miệng một cách hiệu quả nhất.
Đầu tiên các mẹ cần hiểu lý do tại sao cần phải tưa lưỡi thường xuyên cho trẻ.
Nguyên nhân là vì khi bé bú mẹ hoặc bú bình hằng ngày, lưỡi của bé sẽ bị bao phủ một lớp màng trắng, lớp màng này sẽ ngày càng dày lên gây khó chịu cho bé, làm cho bé hay khóc và lười bú hơn.
Nếu lớp màng trắng này không được loại bỏ sẽ làm cho trẻ bị mắc các bệnh về răng miệng như: nấm lưỡi, tưa lưỡi, đẹn miệng…
Khi thực hiện tưa lưỡi cho trẻ, các mẹ phải chú ý:
1. Dụng cụ dùng tưa lưỡi cho trẻ phải đảm bảo tuyệt đối vệ sinh.
2. Tuyệt đối không dùng mật ong tưa lưỡi cho trẻ dưới 01 tuổi.
3. Có thể tưa lưỡi bằng các phương pháp truyền thống: nước muối sinh lý, rau ngót, lá hẹ….
Ngoài ra, để đảm bảo tính an toàn, vệ sinh và hiệu quả tuyệt đối trong việc diệt các vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng, các mẹ có thể sử dụng các miếng lau răng tẩm xilytol chuyên dùng cho trẻ.
Trẻ cần thực hiện tưa lưỡi bao nhiêu lần/ngày?
1. Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn: Các mẹ chỉ cần rơ lưỡi cho bé khoảng 2-3 ngày một lần vì khi bú mẹ, lưỡi của bé đã được cọ xát với đầu ti, nên ít bị đóng cặn sữa hơn.
2. Đối với trẻ bú mẹ kết hợp với bú bình: Trong trường hợp này, mẹ cần rơ lưỡi cho bé hàng ngày và sau khi bú xong mẹ nên cho bé tráng miệng bằng 1-2 thìa nước ấm.
3. Đối với trẻ bú sữa ngoài hoàn toàn: Trẻ bú bình thường dễ bị “dơ” lưỡi nhiều hơn trẻ bú mẹ, do đó, mẹ cần phải rơ lưỡi cho bé 2 lần/ngày và cho bé tráng miệng bằng 1 – 2 thìa nước ấm sau mỗi lần bú.
Phương pháp tưa lưỡi?
Đầu tiên các mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ, quấn quanh miếng gạc rơ lưỡi vào đầu ngón tay. Các mẹ bế bé an toàn trên tay, sau đó đặt ngón tay lên miệng, rơ miệng cho bé từ hai bên má, rồi tiếp tục đến các vùng khác trong vòm miệng rồi đến vùng lưỡi.
Các mẹ cần lưu ý trong quá trình rơ miệng, các bé có thể khó chịu, quấy khóc, vì vậy các mẹ cần làm nhẹ nhàng, nhanh chóng đồng thời trò chuyện, vui đùa để các bé cảm thấy thoải mái.
Các mẹ cần lưu ý: sau khi rơ lưỡi loại bỏ hết những mảng trắng, nếu các mẹ thấy lưỡi và hai bên má của bé bị đỏ thì rất có thể bé bị nấm lưỡi, các mẹ phải cần đưa bé đến phòng khám để bác sĩ kiểm tra thêm. Không nên cố gắng loại bỏ những vết đỏ vì có thể làm cho lưỡi của trẻ bị tổn thương