Nụ cười trẻ thơ

Bí kíp chống tưa lưỡi khoa học cho trẻ nhỏ

Ngày đăng: 09:09 - 15/12/2017
Lượt xem: 2.338
Cỡ chữ

Ở giai đoạn sơ sinh và dưới 12 tháng tuổi, sức đề kháng còn yếu nên trẻ nhỏ thường hay mắc bệnh, phổ biến trong số đó là tưa lưỡi hay còn gọi là nấm lưỡi. Đặc biệt với thời tiết nóng ẩm như nước ta rất lý tưởng cho mầm bệnh sinh sôi và lan rộng. Và để tránh những tổn thương mà bệnh có thể gây ra cho trẻ, ngay từ sớm bố mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng chống tưa lưỡi, giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh.

 

Tưa lưỡi thường do nấm Candida Albican cư trú trong đường ruột gây ra, với môi trường ấm, ẩm và ngọt như miệng trẻ nhỏ, nhất là khi miệng trẻ không được vệ sinh sạch sẽ là điều kiện lý tưởng cho bệnh phát triển nhanh chóng.




Trẻ bị tưa lưỡi thường có cảm giác khó chịu, vướng víu, có thể gây đau đớn, khiến trẻ không ăn uống được. Tình trạng kéo dài, trẻ có thể gặp nguy hiểm vì cơ thể mất nước trầm trọng. Nặng hơn nữa, bệnh có thể lan đến phổi, dạ dày gây viêm đường hô hấp và tiêu chảy.  
 

Giai đoạn đầu biểu hiện của bệnh thường khó phát hiện với những đốm nhỏ li ti rải rác trong lưỡi và khoang miệng của trẻ, khiến mọi người dễ hiểu lầm là sữa mẹ còn sót lại sau khi bú. Khi đó bệnh khá dễ chữa, bố mẹ cần chủ động vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên để ngăn chặn, chống tưa lưỡi lan rộng.




Tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh trở lên nặng hơn sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp điều trị tưa lưỡi mà không còn cách nào khác. Dưới đây là những biểu hiện khi bệnh đã phát triển mạnh có thể gây ra nhiều tổn thương đến sức khỏe của trẻ:
 

- Xuất hiện những mảng trắng như cặn sữa, lâu ngày những chúng có thể chuyển thành màu vàng đóng thành bờ trên lưỡi, vòm miệng và cổ họng của trẻ.
 

- Dưới các mảng trắng có thể xuất hiện những vết loét nhỏ, dễ chảy máu. Miệng bé chảy nhiều dãi, miệng hôi và có thể bị sốt cao.
 

- Những mảng trắng tuy trông giống cặn sữa nhưng lại không thể lau sạch được vì chúng bám khá chặt vào niêm mạc miệng. Khi bong chúng có thể gây đau cho trẻ.
 


Với những biểu hiện trên, bố mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để khám chữa và điều trị, việc này có thể mất đến vài tuần. Tuy nhiên, để giảm thiểu sự ảnh hưởng của bệnh đến trẻ, ngay từ sớm nhất có thể, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp chống tưa lưỡi hiệu quả sau đây:
 

- Vệ sinh dụng cụ cho trẻ ăn, khăn lau miệng, bầu sữa của mẹ trước và sau khi cho con bú.
 

- Rửa tay thường xuyên, khử trùng đồ chơi, núm vú giả bằng nước sôi.
 

- Đánh tưa lưỡi và vùng miệng để làm sạch mảng bám cho trẻ với dung dịch kháng khuẩn. Thực hiện 4 lần/ngày và cách 30 phút trước khi trẻ bú hoặc ăn.
 

- Duy trì việc vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày để phòng chống tưa lưỡi tái phát, hơn nữa còn giúp ngăn chặn sự phát triển của các bệnh lây nhiễm khác ở trẻ.



Nhằm tránh nguy cơ mắc thêm các bệnh khi đang tưa lưỡi cho trẻ, bởi vi khuẩn có thể thông qua miếng rơ lưỡi để xâm nhập cơ thể trẻ, bố mẹ nên sử dụng gạc vô trùng như Gạc vệ sinh răng miệng Xylitol Baby Bro. Từng miếng gạc được đóng gói riêng lẻ và khử trùng với công nghệ Gamma, nấm và vi khuẩn tuyệt nhiên không thể làm hại đến trẻ. 
 

Ngoài ra, thành phần Xylitol tự nhiên có trong gạc là thần dược tuyệt vời giúp trẻ chống tưa lưỡi, sâu răng và các bệnh răng miệng khác. Thường xuyên chăm sóc răng miệng với gạc Xylitol Baby Bro, răng trẻ không chỉ chắc hơn và trẻ còn lớn lên khỏe mạnh hơn. Sản phẩm đã được hội bác sĩ Bệnh viên Nhi, Phụ Sản Trung Ương khuyên dùng để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.


Bình luận facebook
Tin tức cùng chuyên mục
Công ty TNHH Thương mại Y tế Tâm Phú An. Mã số doanh nghiệp: 0107735536 do sở KHĐT Hà Nội cấp ngày 24/02/2017
Đang online: 2
Tổng truy cập: 341.388